6 tháng trướcAdministrator
Bàn thờ được sắp xếp chuẩn phong thủy thể hiện được sự thành kính, lòng biết ơn của chủ nhà với ông bà tổ tiên. Đồng thời, việc xem cách sắp xếp bàn thờ cho đúng cách còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, được quý nhân phù trợ, tài lộc đầy nhà.
Bài viết hôm nay, Gốm Bát Tràng An Nhiên sẽ hướng dẫn các bạn cách sắp xếp bàn thờ gia tiên đơn giản mà chuẩn phong thủy. Những kiến thức trong này được chúng tôi tổng hợp dựa theo kinh nghiệm của cha ông cũng như tư vấn từ các chuyên gia phong thủy. Mời các bạn cùng theo dõi.
Sắp xếp bàn thờ chuẩn phong thủy.
“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” là đạo lý cao đẹp từ ngàn xưa của người dân Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên là phong tục truyền thống từ ngàn xưa thể hiện rõ nét đạo lễ này của người Việt.
Bàn thờ gia tiên là nơi con cháu thể lòng thành kính, biết ơn với tiên tổ, các bậc cha ông hay các đấng thần phật. Bàn thờ được xem là “chiếc cầu nối” giữa hai bờ Âm – Dương. Nơi gia chủ có thể “giao lưu”, trao gửi tâm niệm, ước mong đến người đã khuất hay các bậc thần linh.
Trong những dịp giỗ, Tết hay những ngày Sóc vọng con cháu sẽ bày biện lễ vật, thực hiện nghi lễ để khẩn cầu ông bà tổ tiên về tham sự và đón nhận lòng lành.
Sự kết nối này được thực hiện thông qua nghi lễ dâng hương, thờ phụng. Bởi vậy, trên bàn thờ phải bài biện đầy đủ các vật dụng thờ cúng, sắp xếp một cách cẩn thận.
Theo phong thủy để đón tài lộc, may mắn vào nhà cách sắp xếp bàn thờ trong gia đình phải tuân theo Ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mỗi vật phẩm tượng trưng cho một yếu tố trong ngũ hành, như:
Mộc: Bàn thờ, ngai thờ khung hoặc giá đỡ bài vị
Thủy: Bình hoa, chai nước (rượu), chén nước thờ
Hỏa: Đèn thờ, nến, hương nhang (khi thắp)
Kim: Giá nến
Thổ: Bát hương (thường làm từ gốm sứ)
Khi lựa chọn và bài trí, các vị chủ nhà cần lưu ý chúng phải đồng bộ về màu sắc và chất liệu để đảm bảo sự hài hòa, tránh xung khắc không đáng có.
Bạn cần tìm hiểu cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên khi nào? Đó là khi di chuyển vị trí đặt bàn thờ trong nhà (có thể là chuyển chỗ tới vị trí khác trong nhà hoặc chuyển về nhà mới) và khi bạn mua và lập bàn thờ mới. Dù là trường hợp nào đi chăng nữa, khi sắp xếp các bạn phải tuân thủ sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên như hình ảnh dưới đây.
Sơ đồ bố trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy.
Cụ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu về những vật dụng quan trọng trên bàn thờ và cách sắp xếp sao cho đúng.
Khám thờ thường nằm ở vị trí trong cùng của bàn thờ, sát với tường. Đây là nơi đặt linh vị, bài vị tổ tiên. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời, gia chủ là con trưởng mới sử dụng khám thờ như một phần đặt biệt quan trọng.
Khám thờ được thiết kế vô cùng cầu kỳ, kích thước khá lớn. Nên nó được dùng trong các nhà từ đường, nhà thờ họ. Còn dùng trong gia đình người ta thay thế bằng ngai thờ (hay còn gọi là ỷ thờ). Ngai thờ có kích thước nhỏ gọn, bên trong đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên là được.
Những ai là con thứ hoặc bố mẹ vẫn còn sống thì những món đồ này có thể được giản lược.
Trên bàn thờ ông bà tổ tiên, ảnh thờ của người đã mất trong gia đình hay còn gọi là di ảnh sẽ được sắp xếp ở hai bên khám thờ hoặc ngai thờ. Theo nguyên tắc sắp xếp bàn thờ, thì Nam tả - Nữ Hữu. Tức là, di ảnh của người đàn ông sẽ đặt bên trái, còn phụ nữ sẽ đặt bên phải theo hướng chủ tạo của bàn thờ (từ trong nhìn ra),
Nhiều người thắc mắc, đèn trang trí trên bàn thờ gia tiên nên dùng như thế nào? Đơn giản thôi, bạn dùng đèn Thái cực đặt ở giữa bàn thờ, ngay phía dưới chân khám thờ.
Theo quan niệm từ xưa, đèn này phải luôn cháy sáng. Hiện nay chúng ta thường sử dụng đèn điện thay vì dùng đèn dầu như trước khi để đảm bảo an toàn.
Lưu ý, sử dụng đèn có ánh sáng dịu, màu vàng càng tốt, không nên dùng loại đèn sáng chói. Tùy vào không gian và cách bài trí bạn bạn có thể linh hoạt chọn những loại đèn Thái cực cho phù hợp.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi đẹp.
Đây là một bộ sản phẩm bao gồm 3 phần: Lư đồng ở trung tâm và hai chân nến đồng ở hai bên. Có thể thay thế hoặc thêm vào hai con hạc đứng trên lưng rùa. Lư đồng dùng để đốt hương trầm trong các dịp lễ trọng đại của gia đình, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, tôn nghiêm.
Tuy nhiên, đây không phải là vật phẩm bắt buộc, không có cũng không sao.
Mâm bồng là một trong những vật thờ không thể thiếu trên bàn thờ. Mâm bồng là những chiếc đĩa bày lễ vật, cụ thể là ngũ quả. Tùy từng gia đình và vùng miền gia chủ sẽ chọn
5 loại quả khác nhau, mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn.
Mâm ngũ quả thường được đặt bên trái của ban thờ (bên trái bát hương). Nếu bàn thờ nhà bạn dùng tới 3 mâm bồng, vị trí phía trước bát hương và sau ngai chén chính là vị trí thích hợp. Bình hoa sẽ đặt đối diện với mâm ngũ quả, tức là bên phải bàn thờ (bên phải bát hương).
Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh Lưỡng Nghi nên cần có hai chân nến để ở hai góc bên ngoài của bàn thờ. Bên trái tượng trưng cho mặt trời, bên phải tượng trưng cho mặt trăng (Theo hướng nhìn từ ngoài vào).
Vật phẩm tuyệt nhiên không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Vì nó là nơi thắp nhang, thực hiện nghi lễ thờ cúng nhằm tưởng nhớ những người đã khuất.
Số lượng bát hương thường là con số lẻ 1, 3, 5 để phục vụ việc thờ cúng các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều gia đình hiện nay chỉ thờ 1 bát hương ở chính giữa bàn thờ.
Còn nếu thờ nhiều bát hương, gia chủ phải chú ý đến cấp bậc của người được thờ phục. Chúng ta có cách sắp xếp bàn thờ gia tiên 3 cấp. Ở tầng cao nhất là bát hương thờ tổ tiên, các tầng tiếp theo sẽ sắp xếp theo cấp bậc trong gia đình.
Nếu gia đình thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên thì tượng và bát hương phải đặt ở vị trí cao nhất.
Ngai chén thường có 3 hoặc 5 chén nước, được đặt phía trước bàn thờ (trước bát hương). Chén này cũng có thể dùng để đựng rượu mỗi khi cúng kiếng, làm lễ thắp hương.
Ngoài những vật dụng kể trên, trong bộ đồ thờ còn có chóe thờ, ống đựng hương, hoành phi câu đối hoặc hình ảnh chữ Phúc – Lộc – Thọ được treo ở trên tường,…
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách sắp xếp bàn thờ gia tiên trong gia đình. Tùy theo, quy mô, đối tượng thờ cúng mà chúng ta có thể thay đổi một vài vị trí. Nhưng nhìn chung, thứ tự sắp xếp sẽ không có mấy thay đổi.
GỐM BÁT TRÀNG AN NHIÊN
Điện Thoại: 0823388889
Xưởng sản xuất: Thôn 2- Bát Tràng- Gia Lâm - HN
Cửa hàng Gốm Sứ Bát Tràng: A36 Cụm Làng Nghề Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Gia Lâm,HN
Biên dịch: Administrator