2

    Chuyên mục

      • |
      • Ẩm thực

      Kinh nghiệm du lịch Bát Tràng & 7 trải nghiệm đừng nên bỏ lỡ

      Một tháng trướcAdministrator

      Du lịch Bát Tràng là lựa chọn hoàn hảo cho du khách thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng Hà Nội qua bài viết dưới đây.

      Du lịch Bát Tràng giúp bạn tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần đáng nhớ (Ảnh: Sưu tầm)

      Bạn đang tìm địa điểm du lịch gần Hà Nội nhưng chưa biết đi đâu? Du lịch Bát Tràng chính là gợi ý hoàn hảo. Thông qua chuyến đi, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu nét độc đáo của nghề làm gốm, thoải mái check-in, từ đó lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời bên gia đình và bạn bè.

      1. Khu du lịch gốm Bát Tràng ở đâu?

      Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc địa phận phường Bát Tràng, quận Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Không chỉ được biết đến là làng nghề truyền thống lâu đời, nơi đây còn có 2 di tích cách mạng kháng chiến; 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc; 16 nhà thờ họ và 23 ngôi nhà cổ. Trong đó, 23 ngôi nhà cổ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa.

      Khi du lịch Bát Tràng Hà Nội, bạn có thể mua sắm, tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa dạng của các loại gốm xây dựng, gốm mỹ thuật, gốm gia dụng, đồ thờ tự và nhiều sản phẩm gốm trang trí khác. Bên cạnh đó, du khách còn có thể tìm hiểu các công đoạn làm nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh thông qua sự giới thiệu của các nghệ nhân. 

      Làng gốm Bát Tràng là nơi cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất tại Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

      2. Top 7 trải nghiệm hấp dẫn khi du lịch Bát Tràng 

      2.1. Chiêm ngưỡng lò bầu cổ duy nhất còn sót lại của Bát Tràng

      Một trong những trải nghiệm bạn không nên bỏ qua khi đến khu du lịch Bát Tràng chính là chiêm ngưỡng lò bầu cổ duy nhất còn sót lại tại đây. Lò bầu cổ này có 5 bầu gần 100 năm tuổi. Trước đây, lò bầu được dùng để nung gốm theo cách thủ công. Tuy nhiên, ngày nay, người dân Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại hơn để bảo vệ môi trường. Lò bầu được giữ lại cho du khách tham quan. 

      Đến Bát Tràng, bạn có thể vào bên trong các lò bầu xem không gian sắp đặt các bình nung được mô phỏng như cách sắp xếp lò nung trước kia. Bên cạnh đó, phía trong lò bầu còn có lớp gạch phủ một lớp tráng men đẹp mắt. 

      Không gian bên trong lò bầu mô phỏng lại cách nung gốm trước kia của người dân Bát Tràng (Ảnh: Sưu tầm)

      2.2. Check in Bảo tàng gốm Bát Tràng 

      Công trình này nằm trong dự án Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt nhằm phát triển làng nghề. Thiết kế bảo tàng gốm Bát Tràng được lấy cảm hứng từ những đường cong của đất làm gốm trên bàn xoay. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm check-in không thể bỏ qua của hội mê “sống ảo" khi du lịch Bát Tràng. Bên cạnh đó, ghé thăm bảo tàng gốm Bát Tràng, du khách còn có thể xem trưng bày, tham gia các sự kiện gốm, đồng thời đứng trên tầng thượng ngắm nhìn khung cảnh xanh mát, trong lành. 

      2.3. Khám phá ngôi đình cổ Bát Tràng 

      Theo truyền thuyết, đình Bát Tràng được xây dựng từ khoảng thế kỷ XV bởi các ông họ Phùng và họ Nguyễn. Hiện nay, nơi đây đang thờ 6 vị thần có công với nước, với dân làm Thành hoàng làng. Các vị thần bao gồm Bạch Mã đại vương, Phan Đại Tướng đại vương, Trang Thuận Nghi Dung Lã Thánh Mẫu, Hộ Quốc đại vương, Lưu Thiên Tử đại vương và Cao Minh Tự đại vương.

      Trải qua những thăng trầm của thời gian, địa điểm du lịch Bát Tràng này vẫn lưu giữ nhiều hiện vật như bài vị, long ngai mang đậm phong cách nhà Lê. Bên cạnh đó, đình còn trưng bày 44 đạo sắc phong thần có niên đại từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn. 

      Không gian thờ tự bên trong ngôi đình cổ Bát Tràng (Ảnh: Sưu tầm)

      2.4. Trải nghiệm tự tay nặn gốm siêu thú vị 

      Khi du lịch Bát Tràng trong ngày, bạn có thể thỏa thích “sống ảo” tại các địa điểm nổi tiếng như nhà cổ Vạn Vân, trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, đình làng Bát Tràng… Bên cạnh đó, du khách còn có thể trải nghiệm tự tay làm nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, bắt đầu từ công đoạn nhào nặn đến tạo hình trên bàn xoay. Sau đó, sản phẩm được mang đi sấy khô. Tiếp theo, bạn tiến hành trang trí theo sở thích của mình. Cuối cùng, du khách nhờ các cô chú nghệ nhân hoàn thiện công đoạn cuối cùng như nung và tráng men bóng. 

      2.5. Mua sắm các sản phẩm gốm sứ tại chợ gốm Bát Tràng 

      Tuy có diện tích không quá lớn nhưng chợ gốm Bát Tràng bày bán đủ mặt hàng gốm sứ như đồ trang trí, đồ sinh hoạt hằng ngày, đồ thờ tự… Các sản phẩm gốm Bát Tràng được đánh giá cao về chất lượng nên thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Giá cả các mặt hàng tại đây khá hợp lý, đa dạng. Chính vì vậy, bạn có thể mua các sản phẩm gốm tại đây về làm quà cho người thân, bạn bè hoặc trưng bày trong nhà khi du lịch Bát Tràng.  

      Chợ Bát Tràng bày bán nhiều sản phẩm gốm sứ khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)

      2.6. Tham quan nhà cổ Vạn Vân 

      Nhà cổ Vạn Vân nằm ở cuối làng gốm Bát Tràng, nổi bật với mái phủ kín cây xanh. Địa điểm du lịch gốm sứ Bát Tràng này đang trưng bày nhiều sản phẩm cổ như ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm… Không chỉ lưu giữ cổ vật, nhà cổ Vạn Vân còn gây ấn tượng bởi lối kiến trúc độc đáo. Với diện tích hơn 400m2, nơi đây bao gồm 1 khu xưởng mô phỏng lò gốm và 3 ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi. Trong hành trình khám phá khu du lịch sinh thái Bát Tràng, bạn đừng quên đến tham quan nhà cổ Vạn Vân và check-in những tấm hình tuyệt đẹp tại đây. 

      Nhà cổ Vạn Vân nổi bật với kiến trúc độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

      2.7. Tham gia lễ hội Bát Tràng

      Lễ hội làng Bát Tràng diễn ra trong 3 ngày, kéo dài từ 14 - 16 tháng 2 Âm lịch. Khi tham gia lễ hội, du khách có thể chứng kiến nhiều nghi thức độc đáo như lễ cấp thủy, rước nước; lễ mộc dục; dâng lễ tam sinh; lễ rước bộ kiệu Thánh đi qua các trục đường lớn của làng. Sau đó, người dân trở về Đình làm lễ. Ngoài ra, các dòng họ trong làng dâng lễ, lễ tạ… khá thú vị. 

      Nghi lễ rước tại lễ hội làng Bát Tràng (Ảnh: Sưu tầm)

      3. Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng hữu ích 

      3.1. Các cách di chuyển 

      Trước khi bắt đầu tour du lịch Bát Tràng, bạn đừng quên tìm hiểu cách di chuyển. Tùy vào sở thích và vị trí xuất phát, du khách có thể chọn một trong các phương tiện dưới đây:

      • Xe máy/ô tô

      Việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô tự lái… giúp bạn chủ động về thời gian. Nếu xuất phát từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo hướng cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì hoặc cầu Chương Dương. Sau đó, du khách rẽ phải theo hướng chỉ dẫn là đến làng gốm Bát Tràng. Thời gian di chuyển từ trung tâm Thủ đô tới đây chỉ mất khoảng 40 phút. 

      • Taxi

      Với những đoàn đông người hoặc có người già, trẻ nhỏ, taxi là phương tiện di chuyển hoàn hảo. Du khách có thể gọi taxi Hà Nội trên đường hoặc đặt qua các ứng dụng, hotline. Nếu chưa biết nên chọn hãng taxi nào uy tín, bạn có thể tham khảo taxi Xanh SM. Đây là hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng 100% xe điện phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách. Lựa chọn dịch vụ của taxi Xanh SM, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ di chuyển không mùi, không chất thải, êm ái, chi phí hợp lý. 

      Taxi Xanh SM là lựa chọn di chuyển được nhiều người yêu thích (Ảnh: Sưu tầm)

      • Xe bus

      Trong trường hợp không có phương tiện cá nhân, xe bus chính là lựa chọn hoàn hảo. Du khách có thể chọn tuyến 47A với lộ trình từ Long Biên - Bát Tràng. Trong quá trình di chuyển, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh trên các con đường đi qua, nghỉ ngơi để chuẩn bị khám phá các hoạt động thú vị tại làng gốm Bát Tràng. 

      3.2. Du lịch Bát Tràng ăn gì? 

      Tới Bát Tràng, Nếu như bạn đi cùng gia đình hay bạn bè, nhất định phải tới thưởng thức quán ăn view sông rộng rãi và vô cùng mát mẻ. 

      Với những món ăn đa dạng đặc sắc, được chế biến từ những thực phẩm tươi ngon có sẵn ngay tại quán như gà thả trong vườn, cá cua thả bể. Tại đây bạn có thể hoàn toàn yên tâm 100% về độ tươi sạch của những món ăn tại quán

      Mẹt gà tươi 7 món được chế biến cầu kì, giúp thỏa mãn mọi khách hàng

       

      Với chi phí hợp lý, chất lượng thực phẩm đảm bảo cùng không gian bếp mở, Ẩm Thực Ven Sông An Nhiên đã trở thành quán ăn nổi tiếng được chính những người dân bản địa xung quanh ưa chuộng và lựa chọn. 

      Bát Tràng có nhiều đặc sản nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)

      Địa chỉ quán :Số 9- Khu Bắc Hưng Hải-Xuân Quan- Văn Giang - Hưng Yên

      Hotline đặt bàn: 0823388889

      3.3. Những lưu ý cần biết khi đi du lịch gốm Bát Tràng 

      Để chuyến du lịch Bát Tràng diễn ra trọn vẹn, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:

      • Đi giày thể thao để dễ dàng di chuyển.
      • Khi đến chợ Bát Tràng, du khách cần chú ý di chuyển bởi địa điểm này bày bán nhiều mặt hàng gốm sứ, rất dễ vỡ.
      • Không gian làng gốm Bát Tràng khá rộng. Nếu đi theo đoàn đông người, đặc biệt là có người già, trẻ nhỏ, bạn nên di chuyển qua lại bằng xe điện.
      • Đồ gốm sứ dễ bị sứt mẻ ở đáy và miệng. Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ đồ gốm trước khi mua. 

      4. Lịch trình du lịch Bát Tràng 1 ngày từ Hà Nội

      Trước khi bắt đầu chuyến du lịch Bát Tràng, bạn nên lên lịch trình khám phá chi tiết để khám phá nhiều hoạt động thú vị. Dưới đây là lịch trình chi tiết tại địa điểm du lịch gần Hà Nội 1 ngày này, du khách có thể tham khảo. 

      • 7h45 - 8h30: xe khởi hành tới làng gốm Bát Tràng
      • 9h00: tham quan, trải nghiệm làm gốm tại xưởng làm gốm và tráng men
      • 11h30: nghỉ ngơi, ăn trưa tại nhà hàng địa phương
      • 13h30: mua sắm tại chợ Bát Tràng; tham quan tại đình Bát Tràng
      • 16h00: lên xe về trung tâm Hà Nội

      Sắp xếp lịch trình hợp lý giúp bạn khám phá nhiều hoạt động thú vị khi du lịch Bát Tràng (Ảnh: Sưu tầm)

      Sau những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng, bạn có thể cùng gia đình, bạn bè du lịch Bát Tràng để gác lại mọi muộn phiền. Cảnh quan ấn tượng cùng những trải nghiệm hấp dẫn tại đây chắc chắn sẽ giúp kỳ nghỉ của bạn thêm đáng nhớ. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thêm kinh nghiệm di chuyển, ăn uống, vui chơi, từ đó lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới. 

       

      Biên dịch: Administrator